A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH TRẺ

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH TRẺ

 

Ở lứa tuổi mầm non, trẻ có nhu cầu lớn về việc tiếp xúc, nhận thức thế giới xung quanh mình, bản chất trẻ em sinh ra đã có tính tò mò, ham học hỏi, thích khám phá với những điều mới lạ như: Tại sao trời lại mưa? Cây lớn lên và phát triển thế nào? Tại sao đường phố lại có ngã tư? Vì sao trứng lại chìm và tại sao trứng lại nổi?...Nhiều câu hỏi thắc mắc của trẻ cần có lời giải đáp. Và điều quan trọng là tại sao giáo viên mầm non phải nuôi dưỡng trí tò mò cho trẻ trong suốt quá trình tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh? 

Nuôi dưỡng trí tò mò của trẻ nhằm để giúp trẻ lĩnh hội tri thức, thể hiện được thái độ với những điều trẻ đã được lĩnh hội và kĩ năng hành vi trong mọi tác động qua lại với môi trường xung quanh trẻ. Việc đầu tiên không thể thiếu được đó là truyền thụ kiến thức của giáo viên đến trẻ, hướng trẻ tới sự khám phá và tìm tòi thực sự.

Giáo viên cần phải nghiên cứu, tim tòi để truyền tải những nội dung cần mang đến cho trẻ sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, hứng thú giúp trẻ vừa được học vừa được vui chơi, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về tất cả các mặt.

Khi trẻ được tự do thực hiện hoạt động khám phá với môi trường xung quanh tại trường MG Long Thạnh, các cô tổ chức với nhiều hoạt động khác nhau như: Giờ học trên lớp, giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài sân trường, giờ tham quan dã ngoại. Để hoạt động đạt được kết quả như mong đợi, giáo viên phải xác định đối tượng, làm rõ mục đích của việc khám phá có mang lại sự thích thú, ham hiểu biết của trẻ hay không và sắp xếp sao cho trẻ được tư duy trải nghiệm những điều thú vị bổ ích xung quanh trẻ.

Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của trường, của lớp mà giáo viên có thể chọn các vật liệu khác nhau để cho trẻ làm thử nghiệm chứ không nhất thiết phải giống như sách hướng dẫn hay cách tổ chức giống như trường bạn. Nên dùng các vật có sẵn trong cuộc sống, có sẵn trong lớp, để tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá, không cần mua những vật liệu đắt tiền. Ví dụ như cho trẻ được khám phá vườn rau của bé ở tại trường, quan sát công việc cô cấp dưỡng nấu ăn hay những hiện tượng xảy ra trước mắt trẻ như: Trời đang mưa, có xuất hiện cầu vồng hay ánh nắng mặt trời đang chiếu...Giúp cho trẻ mạnh dạn nói lên ý kiến riêng của mình, tự đưa ra nhận xét, phán đoán sự việc... Bên cạnh đó, giáo viên luôn chú ý phát huy tính tích cực của trẻ trong khi hoạt động bằng cách trao đổi, trò chuyện với trẻ về kiến thức kinh nghiệm mà trẻ đã lĩnh hội được từ những sự việc, sự vật thực tế diễn ra hằng ngày xung quanh trẻ.

  1. Hoạt động trong lớp

                                                                     

 

Quan sát, khám phá mô hình khung cảnh ngôi nhà của bé

 

 

Quan sát, khám phá mô hình giao thông

  1. Hoạt động quan sát trải nghiệm ngoài trời

 

 

 

Khám phá và trải nghiệm với các phương tiện giao thông

 

 

 

Trẻ quan sát, khám phá sự phát triển của Bắp cải

 

 

 

Trẻ quan sát cây đậu phộng

 

Cô cùng trẻ thu hoạch mướp

 

 

Cô cùng trẻ thu hoạch đậu xanh

Tổ chức các hoạt động thực nghiệm cho trẻ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và phù hợp với từng chủ đề, tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển tính tò mò hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát phán đoán và năng lực hoạt động trí tuệ,... Chính vì vậy, việc sử dụng các hoạt động thực nghiệm luôn đạt kết quả cao trong hoạt động khám phá.

 

Thực  nghiệm “ Vì sao trứng nổi - chìm”

 

  

Thực nghiệm “ Hoa nở trong nước”

 

 

  1. Khám phá, trải nghiệm môi trường bên ngoài

 

 

Khá phá trải nghiệm phương tiện đường thủy

 

 

Khám phá trải nghiệm phương tiện xe ô tô

 

 

Tham quan trải nghiệm di tích Cây Lộc Vừng

 

Khám phá doanh trại chú Bộ đội

Ngoài ra, hoạt động ngoài trời trẻ tham gia các trò chơi dân gian giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú sau giờ học.

 

Trẻ chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột tại sân trường

           Trẻ chơi trò chơi: Kéo co tại sân trường

Chơi bịt mắt bắt dê

Sau khi trẻ được khám phá và được trải nghiệm thực hành với môi trường xung quanh, kết quả cho thấy trẻ trở nên hiểu về thế giới xung quanh tốt hơn, biết lắng nghe và đối thoại tốt, ngôn ngữ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, kiến thức được mở rộng hơn, biết mong muốn chia sẻ các sở thích đa dạng là chìa khóa mang lại niềm vui và sự mới lạ trong các mối quan hệ bạn bè, biết vượt qua sự lo lắng, nhanh nhẹn, tích cực và chủ động hơn trong mọi hoạt động.

 

                                                  Tác giả: Nguyễn Thị Tố Quyên

                                               (GV trường MG Long Thạnh)

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 33
Tháng trước : 2.542